Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 21 kết quả

"Cánh vạc" hay nỗi đau đàn bà tự sát thương

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2019

Lượt nghe: 1179

Chọn lựa và để chi tiết cất lời vốn là sở trường của Đàm Huy Đông. Trên nền một câu chuyện đơn thuần, thậm chí điểm xuyết cả những chi tiết gây cười, “Cánh vạc” không chỉ nêu ra một thực trạng đáng sợ rằng trong đời thực vẫn còn những bà mẹ chồng đã và đang nung nấu ý tưởng giống bà Nga. Đáng sợ hơn cả dã tâm thực dụng ấy là sự tàn nhẫn, lạnh băng của nhân tâm, của thân phận đàn bà với nhau. Hỏi sao bao đời cò kiếp vạc mãi còn dạt trôi trong mịt mù đêm đen…

"Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc"

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 1671

“Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất… (Tiếng thơ 21/09/2019)

"Tiếng hát lau sậy": Tiếng hát của người đàn bà đẹp đầy khao khát

Ngày phát hành 9:52 | 19/4/2022

Lượt nghe: 906

Ngôn ngữ truyện ngắn “Tiếng hát lau sậy” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của người phụ nữ, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã. Chị, một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, mang “vẻ đặm đặm của gái một con một thời xinh đẹp” và có một giọng hát hay “Tiếng hát trong và tròn, lời ca sáng và rõ, vành vạnh như vầng trăng thu, soi đến cả lớp li ti của từng chiếc lông trên mắt lá lau vào những độ rằm”. Song, Tiếng hát lau sậy là tiếng hát buồn của người đàn bà đẹp, tài hoa, khao khát tự do và tình yêu; khao khát được cống hiến giá trị nghệ thuật. Đó còn là tiếng lòng của con người nói chung luôn mong muốn vươn tới thứ tuyệt đích nhất của đời sống: là tự do, là tình yêu, là quyền được thể hiện mình, quyền được cống hiến tài năng, được sáng tạo. Cái đẹp phải được ươm mầm. Cái đẹp phải có môi trường cho nó phát triển. Cái đẹp phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái đẹp có quyền được hưởng hạnh phúc. Song, ở đây, cái đẹp bị vùi dập. Tiếng hát chỉ dám cất lên ở bờ lau, bãi sậy, cánh đồng, khúc sông, bến nước …Chị thỏa thuê hát khi vắng người chồng, còn khi anh ta về thì im bặt. Hát giữa kiếp cỏ cây thì dễ, hát giữa kiếp người mới khó làm sao? Làm sao để bảo vệ quyền được sống, được ca hát, được cống hiến tài năng? Hay nói cách khác, làm sao, để cái đẹp được khẳng định, đề cao, trân trọng. Và cái đẹp rồi sẽ trôi dạt về đâu? Kết truyện nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” hỏi mẹ: “Làm sao biết được chỗ nào có bông tốt mẹ ơi?”. Đó là câu hỏi mở, làm day dứt lòng người.

“Áo choàng của Chúa": Số phận của một người đàn bà lưu lạc

“Áo choàng của Chúa

Ngày phát hành 10:36 | 16/11/2021

Lượt nghe: 766

Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

“Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo”: Hoài niệm một bóng hình đã qua

Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022

Lượt nghe: 1026

Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người. Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022

Lượt nghe: 1677

Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023

Lượt nghe: 638

Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:

Lý lẽ đàn bà

Lý lẽ đàn bà

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2020

Lượt nghe: 1297

Hạnh phúc rất đỗi mong manh, bởi cuộc sống luôn phức tạp và có những cái cớ, đưa đẩy thử thách. Để gìn giữ hạnh phúc đòi hỏi những cái đầu lý trí và những trái tim ấm nóng, những tâm hồn tràn đầy cảm xúc. Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Thị Lê Na muốn nhắn gửi với chúng ta trong truyện ngắn "Lý lẽ đàn bà" phát 20/04/2020

Nghệ sĩ Kim Huyền: Men say trong "Người đàn bà uống rượu"

Nghệ sĩ Kim Huyền: Men say trong

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015

Lượt nghe: 1431

Là một trong số những nghệ sỹ nổi bật của sân khấu kịch Hồng Vân, NS Kim Huyền đã trở thành một gương mặt nghệ sỹ quen thuộc với khán giả phía Nam qua nhiều vở kịch. Những vai diễn của chị bao giờ cũng đong đầy cảm xúc và chạm đến trái tim người xem. Vậy làm thế nào để Kim Huyền đạt được điều đó?

NSƯT Đàm Loan: Người đàn bà "không tuổi"

NSƯT Đàm Loan: Người đàn bà

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015

Lượt nghe: 1912

Nhắc đến NSUT Đàm Loan của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là khán giả nhớ ngay đến hàng loạt vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc suốt hai thập kỷ qua. Có thể kể đến vai Diễm trong vở "Thời con gái đã xa", vai Dậu trong vở "Bước qua lời nguyền", vai Băng Tâm trong "Bão không mùa"...v.v... Và gần đây nhất với vai Dì Hai trong vở “Cõng mẹ đi chơi”, một lần nữa NSUT Đàm Loan lại khẳng định tài năng diễn xuất của mình bằng tấm Huy chương Vàng tại Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015…

Truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà": Thế nào là đàn bà bản lĩnh?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2015

Lượt nghe: 3442

Mở ra bằng một bí mật, khép lại vẫn là một bí mật, truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà" của nhà thơ, nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn với nhiều tình tiết được đẩy lên cao trào, hẳn làm hài lòng nhiều độc giả, nhất là những độc giả nữ. Thiết nghĩ, một người đàn bà bản lĩnh nhiều khi, chẳng phải ở chuyện có thể đánh Đông, dẹp Bắc, một tay gây dựng cơ đồ… Hãy cứ là người phụ nữ bé nhỏ, biết buông bỏ khi cần, và giữ được mái ấm gia đình mình. Vậy đã là bản lĩnh lắm rồi! (Đọc truyện đêm khuya 24/10/2015)

Truyện ngắn "Góc trời Tây có cơn mưa đá": "Đau đớn thay phận đàn bà..."

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2015

Lượt nghe: 2008

Truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Líu, một phụ nữ góa chồng xinh đẹp và trót phải lòng Sín, chàng trai kém cô 2 tuổi, nhưng tác phẩm cũng lồng ghép vào đó số phận của một bà góa khác- chính là mẹ chồng Líu. Hai con người, cùng chung một nỗi bất hạnh, nhưng lại có hai lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Líu chọn thủ tiết thờ chồng, còn Líu thì đi theo tiếng gọi của ái tình rạo rực. Và từ đó, hai người đàn bà có thêm một nỗi bất hạnh khác khi lựa chọn của người này là sự đau khổ của người kia. (Đọc truyện đêm khuya)

Truyện ngắn "Hai người đàn bà xóm Trại": Mơ về miền xa lắm

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2016

Lượt nghe: 3607

Hình ảnh hai người đàn bà sống với nhau, mỏi mòn chờ đợi người không bao giờ trở về, dường như chúng ta đã biết, đã gặp ở đâu đó. Số phận ấy, sự đợi chờ, mất mát ấy… có nhiều lắm trên đất nước ta qua hai cuộc chiến tranh. Mật và Ân cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam thời chiến, thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng mình. (Đọc truyện đêm khuya 12/12/2016)

Truyện ngắn "Mở mắt ngày đã trôi": Phận đàn bà đa cảm đến đa mang

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2015

Lượt nghe: 762

“Tôi gọi xóm tôi là xóm vũ phu-"Mở mắt ngày đã trôi" của tác giả Hoàng Thanh Hương đã mở ra như thế bằng một giọng điệu có phần bình thản, như thể chuyện chồng đánh vợ là hiển nhiên, là không có gì lạ. Người đàn ông có tới 1001 lý do để "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ mình và người đàn bà cũng có chừng ấy lý do để tha thứ, rằng tất cả chỉ vì “anh yêu em quá, anh lo mất em”. Tuy vậy, nếu nói rằng tác phẩm chỉ quanh quẩn với chuyện ghen tuông, ngoại tình thì hẳn là một nhầm lẫn. Phía sau chuyện đời lận đận bẩy nổi ba chìm của Phù Sa và phía sau cả cuộc hôn nhân có vẻ ấm êm của nhân vật “tôi” là những trăn trở về thân phận đàn bà, mà rộng hơn là trăn trở về sự phù du của kiếp người “sống gửi thác về”. Cuộc đời ngắn ngủi thế, “mở mắt nhắm mắt là ngày trôi, đêm trôi”, vậy mà người ta vẫn cứ không ngừng làm nhau đau.

Truyện ngắn "Người đàn bà đợi mưa"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016

Lượt nghe: 3164

Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm nhưng văn học hậu chiến vẫn là đề tài được người đọc, người nghe quan tâm. "Người đàn bà đợi mưa" - một câu chuyện xúc động về di chứng chiến tranh khiến người lính không dám yêu, không dám gắn bó với người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 18/03/2016)

Truyện ngắn "Người đàn bà hát ru": Nỗi khát khao tổ ấm gia đình của những nữ nông trường

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1692

Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)

Truyện ngắn "Người đàn bà ôm lửa"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2018

Lượt nghe: 1908

Những câu văn sinh động, giàu năng lượng cảm xúc, sử dụng nhiều hình ảnh chuyển đổi cảm giác, dẫn dụ người đọc vào thế giới bên trong của nhân vật – một thế giới ngùn ngụt như lửa, đam mê, dâng hiến, yêu và đau đến tận cùng. Sau cuộc tình với Việt – người đàn ông kém 13 tuổi, San có còn yêu lại được không? Câu trả lời là có. Bởi trong San vẫn mạnh mẽ lắm nội lực của người đàn bà tuổi 40, cái tuổi đầy sức sống, sự trẻ trung, quyến rũ và mê hoặc. Huống chi, San lại là người đàn bà ôm lửa, một người đàn bà đầy bản năng, mãnh lực, có sức hấp dụ bất cứ người đàn ông nào. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 18/01/2018)

Truyện ngắn "Người đàn bà xấu nhất hành tinh": Xấu cũng là cái tội?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2015

Lượt nghe: 1829

Bắt đầu nổi tiếng ở Ba Lan từ những năm cuối thập kỷ 90, nữ nhà văn Olga Tokarczuk đã sớm định hình về phong cách viết. Đọc và nghe tác phẩm của bà, người ta dễ bị thu hút bởi một thứ văn phong ma mị, thấm đẫm tinh thần nhân văn và nữ quyền… Dĩ nhiên, truyện ngắn "Người đàn bà xấu nhất hành tinh" cũng không nằm ngoài mạch nguồn đó. Thậm chí, truyện còn tạo ra những chiều kích lạ lùng khi khai thác một cách hiệu quả tính thẩm mĩ của “cái xấu’, “cái dị dạng”. (Đọc truyện đêm khuya 17.06)

Truyện ngắn "Những người đàn bà khóc": Hạnh phúc và khổ đau

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2018

Lượt nghe: 1565

Tác giả Lưu Thị Mười xây dựng hai nhân vật Thư và Uyên là hai chị em cùng ngoại tình nhưng với tâm cảnh khác nhau. Trong khi cô em gái khá chủ động tìm lại mối tình cũ thuở đại học của mình là Nguyên thì Thư lại có phần bị động. Chính vì ở tâm cảnh đón nhận khác em gái nên Thư luôn day dứt khi thấy có lỗi với chồng của mình. Tác giả rất thành công khai thác nội tâm của nhân vật, một người đàn bà sống giữa biết bao cảm xúc đan xen. Đến khi vợ người đàn ông kia đánh ghen rồi chồng Thư bị tai nạn phải phẫu thuật không biết sống chết ra sao, Thư mới thấy hối hận vô cùng. Truyện khiến người đọc, người nghe suy ngẫm về hạnh phúc gia đình, về những tình cảm trân trọng của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/07/2018)

Truyện ngắn "Sen": Day dứt phận đàn bà

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018

Lượt nghe: 1818

Sen - nhân vật chính của truyện ám ảnh người đọc, người nghe bởi số phận cay đắng, tủi phận của cô. Đem lòng yêu Kiên, một họa sĩ tài năng và phóng túng, Sen không thể có cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người đàn bà. Sen phải đối diện với nỗi đau bị phụ rẫy, ôm đứa con chạy trốn khỏi cuộc đời KIên, chịu đựng trong nỗi cay đắng và tủi nhục. Nỗi đau về thân phân đàn bà day dứt cả thiên truyện này. ( VOV6 Đọc truyện đêm khuya 14/5/2018)

Truyện ngắn "Tìm được cây thuốc quý": Câu chuyện tình của người đàn bà miền núi truân chuyên

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1797

Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ